Trong xây dựng và thiết kế, cách làm mô hình kiến trúc là chìa khóa để biến ý tưởng thành hiện thực sống động, dễ tiếp cận. Làm sao để tạo ra một mô hình vừa tinh tế vừa đúng chuẩn kỹ thuật? Bài viết này sẽ chia sẻ quy trình chi tiết và những giá trị độc đáo mà mô hình kiến trúc mang lại.
Những lợi ích khi sử dụng mô hình kiến trúc
Việc làm mô hình kiến trúc không chỉ đơn thuần là tạo ra bản thu nhỏ của công trình, mà còn mang đến hàng loạt lợi ích thiết thực. Dưới đây là những giá trị mà mô hình kiến trúc mang lại:
- Trực quan hóa toàn bộ không gian sống: Thông qua thiết kế mô hình kiến trúc, khách hàng sẽ thấy được tổng thể căn hộ hoặc khu đô thị trong tương lai một cách chân thật. Các tiện ích, cảnh quan và bố cục được thể hiện rõ ràng, giúp người mua cảm thấy yên tâm khi đưa ra quyết định đầu tư.
- Thể hiện chân thực vật liệu và cấu trúc: Mô hình kiến trúc sẽ thể hiện chính xác chất liệu được sử dụng trong thực tế. Nhờ đó, khách hàng dễ dàng đánh giá được độ hoàn thiện của dự án trước khi thi công.
- Góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ và kinh doanh: Mô hình kiến trúc đẹp và chi tiết làm nổi bật vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp của dự án. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và đối tác, giúp tăng hiệu quả truyền thông và tỷ lệ chốt sale.
- Đánh giá tổng thể dự án và đưa ra quyết định đúng đắn: Nhìn vào mô hình, khách hàng và nhà đầu tư dễ dàng đánh giá toàn bộ không gian, từ đó chọn ra vị trí căn hộ phù hợp. Ngoài ra, kiến trúc sư có thể nhìn vào mô hình để phân tích rủi ro và đưa ra phương án xử lý phù hợp trong quá trình thi công.
- Tăng khả năng tương tác trong triển lãm, hội chợ: Nhiều kỹ sư, chủ đầu tư và kiến trúc sư ưu tiên chọn làm mô hình kiến trúc trong các sự kiện triển lãm. Đây là cách hiệu quả để thu hút sự quan tâm của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trong giới bất động sản.
- Bền vững và có giá trị lưu trữ lâu dài: Mô hình kiến trúc không chỉ mang lại ấn tượng chân thật mà còn bảo quản lâu dài, sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của dự án.
- Mang laị giá trị phát triển ngành kiến trúc: Việc đầu tư vào thiết kế mô hình kiến trúc không chỉ mang lại lợi ích, giá trị tài nguyên cho các dự án, mà còn giúp nâng cao chất lượng, sáng tạo và chuyên nghiệp hóa ngành kiến trúc tại Việt Nam.

Các loại mô hình kiến trúc phổ biến hiện nay
Trên thực tế, có rất nhiều loại mô hình kiến trúc phổ biến như mô hình quy hoạch đô thị, mô hình biệt thự, mô hình tòa nhà văn phòng, mô hình sân vận động,… Cụ thể:
Mô hình quy hoạch đô thị
Mô hình quy hoạch đô thị phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạn tái phát triển thành phố và mời gọi đầu tư. Theo đó, hiểu rõ cách làm mô hình kiến trúc không chỉ đơn thuần là trưng bày mà còn là vũ khí giúp truyền tải tầm nhìn quy hoạch một cách trực quan, thuyết phục. Hiện nay, mô hình kiến trúc quy hoạch thành phố thường được chia làm hai loại như sau:
- Mô hình truyền thống: Đây là mô hình tái hiện lại diện mạo của thành phố trong quá khứ, giúp người xem dễ dàng hình dung sự thay đổi theo thời gian. Mô hình truyền thống được dùng phổ biến trong bảo tàng hoặc các dự án nghiên cứu lịch sử đô thị.
- Mô hình hiện đại: Đây là mô hình giúp thể hiện tầm nhìn trong tương lai, từ quy hoạch sử dụng đất, giao thông đến các không gian xanh và hạ tầng kỹ thuật. Mô hình hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong việc trình bày các dự án, buổi hội thảo, triển lãm và gọi vốn.

Một ví dụ nổi bật về mô hình đô thị có thể kể đến là mô hình quy hoạch thành phố Doha (Qatar). Với hơn 1000 tòa nhà thu nhỏ được làm từ nhựa cao cấp, mô phỏng trung tâm thành phố một cách chi tiết đến từng ngóc ngách, tích hợp ánh sáng, hiệu ứng và thông tin tương tác để người xem dễ dàng hình dung sự phát triển dài hạn của thành phố.
Mô hình tòa nhà văn phòng
Mô hình tòa nhà văn phòng được tạo ra để mô phỏng mức độ chi tiết và chân thật bố cục cũng như cách sắp xếp bên trong của tòa nhà.
Thông thường, khách hàng yêu cầu thực hiện mô hình tòa nhà văn phòng với mục đích là cung cấp bản mô tả thực tế và ấn tượng của dự án xây dựng. Nhìn chung, mô hình tòa nhà văn phòng được sử dụng để tiếp thị hoặc triển lãm góp phần giúp thiết kế của kiến trúc sư trở nên sinh động. Đồng thời, các hiệu ứng ánh sáng, chi tiết ngoại thất và vật thể phụ trợ như xe cộ, con người được thêm vào để thu hút người xem.

Mô hình xây dựng khu dân cư
Làm mô hình kiến trúc khu dân cư được xem là công cụ cực kỳ hữu ích trong ngành bất động sản, giúp trình bày thiết kế rõ ràng, thuyết phục khách hàng, xin phê duyệt trước khi xây dựng và hỗ trợ phân kỳ dự án hiệu quả.
Nhìn vào mô hình xây dựng khu dân cư, khách hàng và nhà đầu tư có thể dễ dàng hình dung tổng thể không gian sống, cách quy hoạch đường đi, lối ra, lối vào cũng như vật liệu và tiện ích xung quanh. Đây cũng là công cụ trực quan hiệu quả giúp đội ngũ phòng kinh doanh bất động sản tiếp cận và thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn.

Mô hình biệt thự
Thiết kế mô hình biệt thự thường được thu nhỏ theo tỷ lệ như 1:25 hoặc 1:50 để thể hiện chi tiết kiến trúc và cảnh quan xung quanh. Một số mô hình còn tích hợp chuyển động cơ học để hiển thị các tầng hoặc không gian nội thất.
Các chi tiết như nội thất, đèn trang trí, hồ bơi và tiện ích cũng được tái hiện rõ nét, giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng hình dung tổng thể thiết kế và hỗ trợ hiệu quả trong việc tiếp thị dự án.

Mô hình trung tâm mua sắm
Mô hình kiến trúc trung tâm mua sắm thường được sử dụng để giới thiệu dự án với nhà đầu tư và đối tác kinh doanh. Để tạo cảm giác không gian mua sắm chân thực, các chi tiết nội thất, vật liệu hoàn thiện và hiệu ứng ánh sáng đều được mô phỏng sát với thực tế.
Những yếu tố như bảng hiệu phát sáng, màn hình LED quảng cáo… giúp mô hình thêm sinh động, thể hiện rõ tiềm năng thương mại của công trình.

Mô hình khách sạn
Việc thực hiện mô hình kiến trúc khách sạn với mục đích chính là truyền tải sống động phong cách, đẳng cấp và điểm nhấn thiết kế của khách sạn. Đây là công cụ trực quan giúp thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư, đối tác và khách hàng tiềm năng trước khi công trình đi vào hoạt động.
Trong quá trình thiết kế mô hình, các khu vực nghỉ dưỡng, khu dịch vụ hay khu nhà hàng được thể hiện rõ nét qua hệ thống ánh sáng đa dạng. Việc phân tách ánh sáng theo khu vực sẽ tạo ra cảm giác chân thực, giúp người xem dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa không gian thương mại và không gian lưu trú.

Các chi tiết phức tạp như mặt tiền, cảnh quan, nội thất hay thậm chí là hệ thống kỹ thuật như hồ bơi, đài phun nước được mô phỏng tỉ mỉ. Một số mô hình cao cấp tích hợp hệ thống chiếu sáng động và cơ chế tạo hiệu ứng nước, mang lại trải nghiệm thị giác sống động như thật. Đây là yếu tố giúp mô hình khách sạn không chỉ có giá trị trưng bày mà còn nâng cao hiệu quả trong hoạt động marketing và gọi vốn đầu tư.
Mô hình sân vận động
Hiện nay, nhiều sân vận động liên tục được quy hoạch và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức sự kiện, giải đấu quy mô lớn. Điều này giúp ban quản lý, nhà đầu tư hoặc đơn vị tổ chức sự kiện dễ dàng hình dung và đánh giá được tính khả thi của công trình trước khi tiến hành thi công thực tế.
Trong quá trình chế tạo mô hình sân vận động, những chi tiết như thảm cỏ sân thi đấu, hệ thống đèn chiếu sáng và các yếu tố cảnh quan được chăm chút kỹ lưỡng sẽ phản ánh không khí đặc trưng của sân vận động. Những chi tiết này không chỉ tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ mà còn nâng cao độ chân thực của mô hình khi trưng bày.

Một điểm nổi bật trong nhiều mô hình sân vận động hiện nay chính là việc lồng ghép yếu tố sinh thái và mảng xanh vào thiết kế. Đơn cử như Green Model, đây là đơn vị luôn ưu tiên đưa cây xanh, công viên hoặc các giải pháp môi trường vào trong các mô hình kiến trúc của mình. Đây không chỉ là dấu ấn thương hiệu mà còn là thông điệp ý nghĩa về việc phát triển đô thị bền vững và thân thiện với môi trường.
Cách làm mô hình kiến trúc
Để thực hiện được một hình kiến trúc hoàn chỉnh, bạn cần thực hiện đầy đủ theo các bước, bao gồm:
Giai đoạn 1: Lên ý tưởng và lập kế hoạch:
Lên ý tưởng và lập kế hoạch là bước nền tảng, giúp định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện mô hình kiến trúc chỉn chu nhất. Điều đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu làm mô hình để làm gì, giới thiệu ý tưởng, giảng dạy hay nghiên cứu, mức độ chi tiết và thông tin cần thể hiện.
Trong mục lập kế hoạch cần nêu rõ thời gian, chi phí, nhân lực và phương án thực hiện. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót xảy ra.

Giai đoạn 2: Triển khai mô hình:
Sau khi có kế hoạch cụ thể, bạn tiếp tục chuyển sang thực hiện qua 5 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu Chọn loại vật liệu phù hợp với mục đích và yêu cầu mô hình như giấy, bìa, gỗ, nhựa, mica,… Mỗi chất liệu có đặc điểm riêng, nên cân nhắc kỹ về độ bền, tính thẩm mỹ và chi phí trước khi thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ Tùy vào độ phức tạp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thủ công (bao gồm: dao, kéo, keo, thước, sơn…) hoặc máy móc hỗ trợ như máy cắt laser, máy in 3D để đảm bảo độ chính xác.
- Bước 3: Chọn tỷ lệ mô hình Tỷ lệ giữa mô hình và công trình thực cần được tính toán chuẩn xác. Vì tỷ lệ đúng sẽ giúp mô hình phản ánh đúng kích thước và hình khối thực tế.
- Bước 4: Lập bản vẽ phác thảo Bản vẽ chi tiết giúp hình dung rõ ràng bố cục và kỹ thuật thi công càng rõ ràng thì việc dựng mô hình càng dễ tránh xảy ra lỗi.
- Bước 5: Tiến hành lắp ráp Giai đoạn cuối cùng là lắp mô hình theo thứ tự hợp lý từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên để đảm bảo cấu trúc chắc chắn và thẩm mỹ cho mô hình.
Bài viết trên đã giúp bạn cung cấp thông tin cách làm mô hình kiến trúc và gợi ý các loại mô hình phổ biến hiện nay. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình kiến trúc.
Công ty sản xuất mô hình kiến trúc Green Model là đơn vị không chỉ mang đến những mô hình kiến trúc sắc nét, chân thực mà chúng tôi còn đồng hành cùng khách hàng, biến ý tưởng của bạn thành những mô hình sống động và ấn tượng nhất. Hãy liên hệ ngay với Green Model ngay hôm nay để được tư vấn.
Bài viết liên quan